Đặc trưng Sao Súng Lục

Khu vực cụm sao Bộ Năm, vùng trung tâm là sao Súng Lục và tinh vân bao quanh nó.

Sao Súng Lục được nhà thiên văn học Don Figer từ Đại học California tại Los Angeles phát hiện trong thập niên 1990 khi sử dụng Kính viễn vọng không gian Hubble. Ngôi sao này đã phóng ra ngoài khối lượng vật chất gần 10 lần khối lượng Mặt Trời trong những vụ phun trào khổng lồ có thể diễn ra từ 4.000 đến 6.000 năm trước (như quan sát được từ Trái Đất). Gió sao của nó mạnh hơn của Mặt Trời khoảng 10 tỉ lần. Tuổi chính xác và tương lai của nó vẫn còn chưa rõ, nhưng dự kiến ​​nó sẽ kết thúc như một siêu tân tinh hoặc một cực siêu tân tinh sáng chói trong 1 đến 3 triệu năm tới. Một số nhà thiên văn học phỏng đoán rằng khối lượng khổng lồ của nó có thể liên quan đến vị trí gần Trung tâm Ngân Hà, vì quá trình hình thành sao ở đó có thể tạo cho những ngôi sao lớn. Khối lượng của nó cũng có độ không chắc chắn tương đương, được cho là gấp hơn 100 lần Mặt Trời khi mới hình thành nhưng hiện nay nhỏ hơn đáng kể do mất khối lượng cực lớn. Việc lập mô hình bản thân ngôi sao này để phù hợp với quang phổ của nó tạo ra khối lượng bằng 27,5 M☉,[6] trong khi việc so sánh các tính chất hiện tại của nó với mô hình tiến hóa sẽ cho khối lượng lớn hơn nhiều (86–92 M☉).[11] Các nghiên cứu sớm hơn thì cho rằng sao Súng Lục là ngôi sao nặng nhất đã biết với khối lượng cỡ 250 M☉.[5]

Các báo cáo ban đầu cho rằng nó có thể là ngôi sao sáng nhất được biết đến, tạo ra nguồn năng lượng gấp 100 triệu lần Mặt Trời. Tuy nhiên những nghiên cứu sau này đã giảm độ sáng ước tính của nó xuống thấp tới 1,6 triệu lần Mặt Trời (độ sáng khoảng một phần ba so với hệ sao đôi Eta Carinae), khiến nó trở thành một ứng viên sao biến quang lam sáng, dựa theo bán kính 306 R☉nhiệt độ hiệu dụng 12.000 K,[6] hoặc cao đến 3,3 triệu lần Mặt Trời, dựa theo bán kính 420 R☉.[7][lower-alpha 1][12] Ngay cả khi như vậy, năng lượng nó phát xạ trong 20 giây vẫn lớn bằng năng lượng phát xạ của Mặt Trời trong 1 năm. Một nguồn điểm gần đã được phát hiện ẩn trong vùng mây mù xung quanh, nhưng chưa có xác nhận nào về việc nó là một ngôi sao hay liệu nó có liên kết vật lý hay không.[13]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sao Súng Lục http://www.solstation.com/x-objects/pistol.htm http://www.tim-thompson.com/pistol-star.html http://adsabs.harvard.edu/abs/1999ApJ...525..759F http://adsabs.harvard.edu/abs/2003yCat.2246....0C http://adsabs.harvard.edu/abs/2005ASPC..332.....H http://adsabs.harvard.edu/abs/2008A&A...477..223Y http://adsabs.harvard.edu/abs/2009ApJ...691.1816N http://adsabs.harvard.edu/abs/2011IAUS..272..616M http://adsabs.harvard.edu/abs/2012A&A...538A..47N http://adsabs.harvard.edu/abs/2012A&A...540A..14L